tronglua

Trồng lúa sạch trên đất nuôi tôm ở Cà Mau

Nở rộ mô hình nông nghiệp thông minh

Về vùng trồng mía trọng điểm của tỉnh Cà Mau những ngày giữa tháng 11, nhiều đồng mía xưa kia nay đã trở thành đồng lúa – tôm. Ðây cũng là năm thứ mười, gia đình ông Võ Hoàng Linh (ấp 6 La Cua, xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình, Cà Mau) thực hiện mô hình canh tác này. Ðưa chúng tôi ra cánh đồng rộng 3,5 ha của gia đình, ông Linh cho biết: Nếu thời tiết tiếp tục thuận lợi, thì năng suất lúa trên đất nuôi tôm năm nay không dưới 4,5 tấn/ha.

tronglua

Ngày trước, gia đình ông Linh chuyên canh cây mía, giá cả bấp bênh bèn chuyển qua nuôi tôm. Ðược vài năm trúng mùa, dịch bệnh lại xuất hiện. Trước tình cảnh thất bát triền miên, ông Linh đi học hỏi, rồi áp dụng mô hình lúa – tôm. “Vào mùa khô, tôi lấy nước mặn ngoài sông, rạch vào nuôi tôm. Khi mưa xuống, tôi giữ nước ngọt rửa mặn đồng tôm để trồng lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh, tôm sú. Khi thu hoạch xong lúa, cũng là lúc tôm lớn để thu hoạch dần. Kiên trì canh tác theo cách này, gần mười năm qua, trung bình mỗi năm gia đình tôi thu lợi từ 150 đến hơn 200 triệu đồng” – ông Linh cho biết.

Cùng thực hiện theo cách nêu trên, hàng xóm ông Linh là ông Nguyễn Thành Công cho biết: Mô hình tôm – lúa giờ rất thịnh hành, bởi ít rủi ro, dịch bệnh, chi phí sản xuất thấp, hiệu quả kinh tế cao và bền vững về môi trường. Năm 2005, mô hình này bắt đầu xuất hiện ở một số nơi vùng phía bắc Cà Mau. Nhờ hiệu quả cao, nên mô hình lan tỏa, phát triển. Ðến nay, toàn tỉnh Cà Mau có hơn 40.000 ha canh tác theo mô hình lúa – tôm, chiếm gần ¼ tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh. Vùng lúa – tôm tập trung chủ yếu ở các huyện Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, Cái Nước và TP Cà Mau. “Ở những nơi có đủ điều kiện về ngăn mặn giữ ngọt, có đủ nguồn nước ngọt bổ sung khi cần thiết như huyện Thới Bình, phần lớn nhà nông chuộng mô hình sản xuất lúa – tôm. Năm nào “mưa thuận, gió hòa” thì cả tôm và lúa đều trúng, còn nếu mất mùa lúa thì đã có thu nhập từ tôm kéo lại” – ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình cho biết.

Nhờ tăng cường các giải pháp chuyển giao kỹ thuật mà giờ đây, nông dân Cà Mau hiểu biết và chủ động lựa chọn những cách thức sản xuất mới mang tính bền vững, ít rủi ro và thân thiện với môi trường, trong đó, lúa – tôm là một trong những lựa chọn được ưu tiên. Thực tế sản xuất đã qua cho thấy, gieo trồng vụ lúa trên đất nuôi tôm không xảy ra xung đột mà bổ trợ cho nhau, giúp lúa ít bệnh hơn so với độc canh cây lúa và ngược lại, con tôm cũng ít bệnh hơn so với chỉ chuyên nuôi tôm.

Thạc sĩ Mã Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư Cà Mau phân tích: Sau khi nuôi một vụ tôm thì nhà nông gieo trồng lúa. Quá trình cải tạo đất từ mặn sang ngọt để trồng lúa, nhiều mầm bệnh gây hại tôm sẽ không sống được ở môi trường nước ngọt và ngược lại. Cùng với đó, sau vụ nuôi tôm, chất thải hữu cơ dưới đáy ao sẽ giúp ruộng lúa màu mỡ, người trồng lúa chỉ bón một lượng phân nhỏ là đáp ứng nhu cầu phát triển của cây. Ngược lại, sau thu hoạch lúa, một lượng sinh khối lớn thân và rễ lúa phân hủy, kích thích sự phát triển của phiêu sinh vật làm thức ăn cho tôm. Ngoài ra, trồng lúa trên đất nuôi tôm còn hạn chế tình trạng vùng nuôi tôm bị lão hóa do đất ngập mặn lâu. Chính vì lợi ích kép nêu trên mà nhà nông sản xuất theo mô hình lúa – tôm giảm được khá lớn chi phí cho phân bón, sản phẩm tạo ra an toàn, thân thiện hơn với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Ðây cũng được coi là cách thức canh tác nông nghiệp thông minh, bền vững hiện nay.

Nỗ lực xây dựng thương hiệu

Sau hơn mười năm thực hiện mô hình lúa – tôm, nhà nông Cà Mau hầu như biết rõ, sản phẩm lúa trên đất nuôi tôm khá an toàn, có thể được xem là lúa sạch, hoặc một dạng sản phẩm của canh tác hữu cơ. Bởi lẽ, trong toàn vụ mùa từ lúc cấy cho đến thu hoạch, vì không muốn ảnh hưởng đến con tôm (vật nuôi chính), người dân áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp mà không phun xịt bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật nào. Vậy nhưng, sản phẩm lúa trên đất nuôi tôm ở Cà Mau vẫn bán ngang giá với lúa ở những vùng chuyên canh hai đến ba vụ. Nguyên nhân là do sản phẩm chưa có chứng nhận chất lượng an toàn là gạo sạch. Ðó cũng là lý do để cơ quan chuyên trách Cà Mau cùng chính quyền huyện Thới Bình (vùng sản xuất lúa – tôm lớn nhất ở Cà Mau) nỗ lực xây dựng thương hiệu gạo sạch trên đất lúa – tôm, góp phần giúp nhà nông cải thiện và tăng thu nhập trên cùng diện tích.

Theo đề án xây dựng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Lúa sạch Thới Bình”, đến tháng 5-2019, toàn huyện phấn đấu có 10.000 ha được công nhận thương hiệu nêu trên. Ðể đạt được mục tiêu đề ra, ngay từ khi thực hiện đề án (tháng 3-2018) và trước đó, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, đồng thời hỗ trợ những giống lúa chịu mặn chất lượng cao, đạt chuẩn xuất khẩu để nông dân gieo trồng. Nhờ đó, đến hết tháng 10 vừa qua, toàn huyện gieo trồng được hơn 21.400 ha lúa trên đồng đất nuôi tôm, chiếm gần 50% diện tích lúa-tôm của toàn tỉnh. Trong đó, huyện đã xây dựng được vùng nguyên liệu sản xuất lúa – tôm càng xanh được khoảng 14.000 ha; vùng lúa – tôm đặc sản an toàn, lúa – tôm chất lượng cao (giống ST 5, ST 20, ST 24…) quy mô khoảng 3.000 ha, tập trung ở các xã như: Trí Phải, Trí Lực, Thới Bình, Biển Bạch Ðông…

Ông Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, vụ lúa – tôm năm 2018, có ít nhất ba doanh nghiệp, ký hợp đồng với huyện bao tiêu sản phẩm lúa trên đất nuôi tôm, giá cao hơn thị trường từ 500 đến 700 đồng/kg. Với những đồng lúa – tôm gieo trồng loại giống ST, doanh nghiệp cam kết thu mua từ 7.000 đến 7.500 đồng/kg. “Năm 2017 và những năm liền trước đó, năng suất lúa trên đất tôm đạt trung bình từ 4 đến 5 tấn/ha. Nhờ sản xuất theo hướng “thuận tự nhiên”, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm được thương lái tranh mua, có bao nhiêu bán cũng hết.

Trước xu thế chuộng nông sản sạch và an toàn của các nước phát triển trên thế giới, doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến việc lựa chọn vùng nguyên liệu sạch phục vụ xuất khẩu, trong đó có đồng đất lúa – tôm Cà Mau. Ðây là lợi thế, điều kiện thuận lợi để vùng đất ở cực Nam Tổ quốc mở rộng diện tích lúa – tôm.

Ðể khai thác và phát triển bền vững nhãn hiệu tập thể cho nông sản lúa sạch, trong đó có “lúa sạch Thới Bình”, nông dân Cà Mau cần ý thức nhiều hơn nữa trong việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống sang những giống lúa chất lượng cao, gắn với cơ giới hóa nông nghiệp. Cơ quan quản lý và chính quyền tỉnh Cà Mau cần quy hoạch và hoàn thiện hạ tầng vùng nguyên liệu sản xuất lúa chất lượng cao, song hành với việc liên kết doanh nghiệp. Sản xuất phải gắn liền với bao tiêu, với đầu ra. Khi xây dựng được nhãn hiệu tập thể về lúa sạch, các nông hộ và doanh nghiệp trong chuỗi liên kết cần giữ được chất lượng, uy tín nhằm duy trì tính bền vững của thương hiệu.

“Ngoài nỗ lực xây dựng nhãn hiệu “lúa sạch Thới Bình”, cơ quan chuyên trách của tỉnh và doanh nghiệp đang thí điểm mô hình lúa hữu cơ (30 ha) và tôm hữu cơ (500 ha) trên đồng đất lúa – tôm của huyện Thới Bình. Khi được công nhận lúa hữu cơ sẽ là điều kiện thuận lợi để con tôm đạt chứng nhận hữu cơ. Có được các chứng nhận ấy, giá trị nông sản sẽ tăng lên và không lo đầu ra, giúp thu nhập của nhà nông tăng lên, việc xuất khẩu cũng rộng đường đến nhiều thị trường khó tính”.

Lê Văn Sử

Lên trang đầu

Các bài viết liên quan

Giả bị bắt cóc để thử lòng bạn trai, cô gái nhận về kết đắng

Ngày 13/12, trang The Paper đưa tin về một vụ án “dở khóc dở cười” xảy ra tại thị trấn Nam Sung, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Theo đó, cô gái họ La vì muốn thử lòng bạn trai nên đã giả vờ mình bị bắt cóc, tống tiền. Ai ngờ, người yêu chưa kịp xuất…

Gia Lai: Bắt giữ 52kg pháo lậu

Chiều 12/12, Công an TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai, cho biết đang tạm giữ hình sự đối tượng Đỗ Văn Trung, SN 1992, trú tại xã Chư Á, TP.Pleiku để điều tra về hành vi buôn bán hàng cấm.  Theo điều tra của cơ quan công an, Trung hành nghề sửa xe ô tô. Khoảng tháng…

Giám đốc ban quản lý cho vay 500 triệu đồng, lấy lãi gần 8,5 tỷ đồng

Khởi tố Giám đốc ban Quản lý dự án Mới đây, VKSND tỉnh Đắk Nông đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam ông Phan Thanh Vỹ (SN 1976), Giám đốc Ban Quản lý dự án và phát triển quỹ đất huyện Đắk Glong, để điều tra về hành…

Mại dâm đồng tính núp bóng mát-xa: Dễ phát hiện, khó xử lý

Tụ điểm đồng tính nam núp bóng cơ sở mát-xa Ngày 13/12, Công an quận Phú Nhuận, TP.HCM đang tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định pháp luật việc 1 cơ sở hoạt động mại dâm đồng tính nam, vừa bị triệt phá trên địa bàn. Công an làm việc…

Xác định thông tin vụ bốn ngư dân bị chém, đẩy xuống biển là giả

Sáng 13/12, trang Zing News đưa tin, lãnh đạo phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Cà Mau cho biết đã làm rõ thông tin gây hoang mang dư luận về vụ ngư dân báo tin nhìn thấy thuyền trưởng tàu cá chém 4 thuyền viên rồi…

Bắt giữ đường dây lô đề quy mô liên tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An

Tối 12/12, thông tin từ phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Tĩnh, cơ quan điều tra vừa triệt phá thành công đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi lô đề, triệu tập 25 đối tượng, thu giữ trên 300 triệu đồng cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án. Các đối…

An ninh hình sự 24h: Lý do giang hồ “mạng” Phú Lê được trả tự do

Giang hồ “mạng” Phú Lê được trả tự do Ngày 12/12, TAND huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội cho biết, phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Lê Văn Phú (Phú Lê, 40 tuổi,) Hoàng Văn Thụy (25 tuổi, quê Yên Bái) và Trần Văn Tư (32 tuổi, Thái Bình) về tội Cố ý…

Hà Nội: Bắt quả tang cặp đôi “sang chảnh” đi giao ma túy “đá”

Cơ quan CSĐT Công an quận Ba Đình vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Hải Kiều (SN 1977, trú tại phường Hàng Bột, quận Đống Đa, TP.Hà Nội) và Dương Anh Tú (SN 1971, trú tại 153/158 Ngọc Hà, quận Ba Đình) về tội Mua bán…

Khởi tố 8 đối tượng trong vụ phá rừng gỗ quý tại Quảng Bình

Ngày 12/12, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam 2 tháng đối với 8 bị can về hành vi vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và…

Thiếu nữ Iran bị tuyên án 10 năm tù vì chụp ảnh… kinh dị

Sahar Tabar, 19 tuổi, tên thật là Fatemah Khishvand đã thu hút được sự quan tâm của dư luận khi đăng tải hàng loạt hình ảnh mình với khuôn mặt hốc hác, đôi mắt vô hồn giống zombie lên trang mạng xã hội Instagram. Hiện tài khoản của cô đang có hơn 486.000 lượt theo…

Bình luận